Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
37 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc: Quên là có tội!
Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lê Mã Lương cho rằng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân xâm lược Trung Quốc vẫn còn nhiều “khoảng lặng” làm day dứt những người đang sống cũng như những người đã trải qua cuộc chiến.

 


37 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc: Quên là có tội!


Phóng viên: Thưa ông, chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa 37 năm. Ông đánh giá thế nào về bản chất, vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử dân tộc?

 

- Thiếu tướng Lê Mã Lương:

 

Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược. Chúng ta cần tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự hy sinh đó.

 

Đại tá Tống Chư, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Lào Cai giai đoạn 1974 - 1985, xúc động khi kể về tình hình chiến sự tháng 2-1979 tại mặt trận Lào Cai Ảnh: Mạnh Duy

 

Đại tá Tống Chư, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Lào Cai giai đoạn 1974 - 1985, xúc động khi kể về tình hình chiến sự tháng 2-1979 tại mặt trận Lào Cai Ảnh: Mạnh Duy

 

Từ mờ sáng 17-2 đến 5-3-1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu). Quân Trung Quốc đã tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới; giết hại nhiều dân thường vô tội như các vụ thảm sát kinh hoàng ở Kim Quang (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) hay giết hại 43 người dân (phần lớn là phụ nữ, trẻ em) rồi vứt xác xuống giếng ở thôn Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).

 

Thực tế, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài đến năm 1988. Như vậy, chúng ta mất 10 năm chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Cái từ “run sợ” hay “lo sợ” chưa bao giờ có trong tư duy quân sự cũng như trong suy nghĩ của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn có một tấm lòng bao dung, tinh thần hòa hiếu, khát vọng hòa bình và không bao giờ run sợ. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979 là một minh chứng.

 

Như ông nói, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Vậy chúng ta phải làm gì để tôn vinh những người đã hy sinh cũng như trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2-1979 trong lịch sử dân tộc?

 

- Chiến tranh biên giới phía Bắc đã qua đúng 37 năm nhưng vẫn còn nhiều “khoảng lặng” làm day dứt những người đang sống cũng như những người đã trải qua cuộc chiến. Những khoảng lặng đấy là điều hết sức đáng buồn và day dứt. Hàng vạn đồng bào, chiến sĩ anh dũng hy sinh và bây giờ rất nhiều hài cốt của họ vẫn đang nằm đâu đó trong những cánh rừng, trên núi cao, bờ sông, bờ suối nơi biên cương. Đặc biệt, tại Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) nơi có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong những năm từ 1984-1988, đang nằm tại những hang đá, điểm cao trong rừng mà chưa có cách gì để quy tập hài cốt về các nghĩa trang bởi nơi đó còn quá nhiều bãi mìn sót lại sau cuộc chiến.

 

Nhân đây, tôi cũng cảm ơn Đảng, nhà nước đã cho xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia. Tuy nhiên, nghĩa trang vẫn còn nhỏ bé, chưa thể hiện được tầm vóc, hy vọng sẽ được đầu tư để khang trang hơn. Cuộc chiến tranh này là một chương trong lịch sử dân tộc. Lịch sử vốn dĩ rất công bằng, không ai có thể bóp méo được. Vì vậy, chúng ta phải trả lại sự công bằng vốn có của nó.

 

Nên chăng, trong khi chưa đưa được hài cốt của những người lính đã xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc trở về thì chúng ta cần phải có hình thức tôn vinh như thế nào đó cho xứng đáng với công lao của họ. Bây giờ chúng ta không làm thì bao giờ mới làm?

 

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan cần phải vào cuộc và từng bước quy tập hài cốt của các liệt sĩ. Có thể dựng tượng đài, cây hương hay văn bia tưởng niệm về sự kiện tháng 2-1979 tại những nơi mà quân dân ta đã anh dũng hy sinh, để ghi nhận công trạng họ. Người thân, đồng đội, đồng bào có thể đến để thắp hương, tưởng nhớ.

 

Chúng ta cần đánh giá, nhìn nhận cuộc chiến này một cách khách quan, đầy đủ. Lịch sử không tô vẽ nhưng cũng không được xóa nhòa, chỉ cần nói đúng, nói đủ. Chúng ta không ghi lại làm sao con cháu sau này hiểu rõ? Tại sao không tuyên truyền một cách mạnh mẽ, đầy đủ hơn cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc? Sự hy sinh của các chiến sĩ, nhân dân, dù ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc.

 

Đã đến lúc chúng ta nên nói rõ, đầy đủ về sự hy sinh của các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Đừng để những người lính trải qua cuộc chiến đã 37 năm phải dằn vặt bởi một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc như thế. Chúng ta phải đưa sự kiện này vào sách giáo khoa và phải làm một cách nghiêm túc, đầy đủ. Lịch sử cần được ghi lại và chúng ta không ai được phép lãng quên.

 

Qua cuộc chiến tháng 2-1979, có bài học nào cần rút ra? Bởi từ khi cuộc chiến tranh kết thúc, Trung Quốc vẫn liên tục vi phạm những cam kết về đường ranh biên giới hay trên biển Đông. Chúng ta cần ứng xử thế nào cho phù hợp?

 

- Khi nói về lịch sử một thời đã qua, kể cả trong quan hệ quốc tế, có những lúc thăng, lúc trầm với nước láng giềng nhưng chúng ta phải nhắc đến và ôn lại. Nhắc và ôn lại không phải để phê phán một cá nhân nào hay để tạo ra mối thù hận với một đất nước, dân tộc nào mà là để nhắc nhở con cháu tránh những cái cần phải tránh để không dẫn đến những tổn thất cho đất nước cũng như những bài học cần ghi nhớ. Đấy là cái đích.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc bất ngờ kéo 8 bệ phóng tên lửa HQ-9 ra Hoàng Sa (17-02-2016)
    Việt Nam lên án TQ xây dựng ở Biển Đông trước LHQ (16-02-2016)
    Trung Quốc bí mật tăng quân trái phép ra đá Vành Khăn (14-02-2016)
    Mỹ có thông điệp cho VN qua vụ tuần tra đảo Tri Tôn, Hoàng Sa? (04-02-2016)
    Nữ hạm trưởng chỉ huy tàu chiến Mỹ áp sát Hoàng Sa (03-02-2016)
    Vì sao Mỹ đưa tàu tiến sát Hoàng Sa (01-02-2016)
    Đài Loan ngang ngược đưa dân đến đảo Ba Bình sinh sống (31-01-2016)
    Đài Loan phải chấm dứt ngay việc vi phạm chủ quyền của VN (29-01-2016)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử (27-01-2016)
    "VN có thể dùng vệ tinh Ấn Độ giám sát chặt chẽ Biển Đông" (26-01-2016)
    Giời thiệu ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội (24-01-2016)
    Hàn Quốc thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, VN là khách hàng tiềm năng (22-01-2016)
    Thông qua quy chế bầu cử Đại hội XII (20-01-2016)
    Những khí tài này sẽ giúp VN nắm thóp máy bay tàng hình TQ (19-01-2016)
    Ngày 22/5 tới sẽ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (17-01-2016)
    Việt Nam sẽ hiện đại phòng không lục quân bằng tên lửa Buk-M3? (15-01-2016)
    NB ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam, Philippines chống bành trướng (12-01-2016)
    Nhiều máy bay lạ uy hiếp an toàn vùng bay Hồ Chí Minh (08-01-2016)
    Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm ở bãi Đá Vành Khăn? (07-01-2016)
    Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc điều máy bay ra đá Chữ Thập (02-01-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153107587.